Vải sợi tổng hợp là gì? Được xem là chất liệu vải phổ biến và ưa chuộng nhất thị trường may mặc hiện nay. Không chỉ là chất liệu vải được sản xuất số lượng lớn phục vụ cho các ngành công nghiệp mà vải sợi tổng hợp còn có giá thành rẻ, phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.
Hãy cùng Hadahi Uniform tìm hiểu ngay những thông tin về vải sợi tổng hợp trong bài viết này nhé!
Sợi tổng hợp là gì?
Vải sợi tổng hợp (Synthetic fiber) là chất liệu vải may được cấu thành từ quá trình tổng hợp từ các nguyên liệu thô như than đá, dầu mỏ, hóa dầu,.... Quá trình phải trải qua nhiều công đoạn chuyển đổi phức tạp như tổng các phân tử Polyme, chưng cất than đá, cracking dầu mỏ tạo thành nguyên liệu sản xuất sợi tổng hợp.
Những loại vải sợi tổng hợp phổ biến nhất hiện nay
Ngày nay, vải sợi tổng hợp được chia thành 5 loại phổ biến gồm sợi sợi PE, PA, sợi PU, sợi PAC và sợi PVA.
Vải sợi tổng hợp PE – Polyester: Được sản xuất từ terephthalic acid và ethylene glycol. Sợi PE dùng để pha với cotton, sợi viscose để dệt thành vải sợi pha.
Vải sợi PA: Được sản xuất từ các đơn vị amin và axit cacboxylic, sợi Polyamid dùng để làm vải dệt kim, dệt lụa nilon, dệt bít tất và chỉ may).
Vải sợi PAC: Là thành phần chủ yếu để tạo nên vải len tổng hợp và pha với các sợi khác để tạo thành nguyên liệu dệt vải pha.
Sợi vải PVA: Chủ yếu dùng làm vải may đồng phục công nhân, quần áo bảo hộ lao động, xe dây thừng, lưới đánh cá, dây chão…
Vải sợi PU – Polyurethane: Chất liệu được sử dụng nhiều nhất để tạo nên chất vải lycra. Vải sợi PU được làm từ da Spilit và tráng một lớp Polyurethane bên ngoài, bề mặt được dập nổi thay thế cho da thật trong ngành may. Sợi PU dùng pha với các sợi khác để dệt vải may trang phục bó sát cơ thể như nội y, quần áo vận động viên, áo tắm…
Nguồn gốc và quy trình tạo ra sợi tổng hợp
Vải sợi tổng hợp sẽ phụ thuộc vào từng loại sợi cụ thể, nhưng phần lớn các loại sợi này đều được tạo ra bằng cách sử dụng phản ứng các hợp chất hóa học và nhiều nhất là sản xuất từ dầu mỏ hoặc khí đốt.
Có rất nhiều bạn hỏi Hadahi hỏi rằng: Quy trình làm sợi tổng hợp như thế nào ?. Để trả lời cho câu hỏi trên hôm nay chúng mình sẽ chia sẻ cho mọi người 8 bước cơ bản để tạo được sợi tổng hợp như sau:
Bước 1 : Một số tài nguyên thô như dầu mỏ, khí tốt, than đá… được khai thác từ tự nhiên
Bước 2 : Sau quá trình sản xuất xăng dầu, các tài nguyên này sẽ có phần dư ra, phần này sẽ được mang đi làm sợi tổng hợp
Bước 3 : Sau khi qua các bước sơ chế và phân tách ra các hợp chất thì mang chúng đi nhiệt luyện tạo ra chất lỏng.
Bước 4 : Đem chất lỏng đã được nhiệt luyên đi chưng cất để tạo ra hỗn hợp dạng dẻo.
Bước 5 : Sử dụng phương pháp hóa học tạo phản ứng trùng hợp để phân tách ra các sợi khác nhau như PE, PU, PA….
Bước 6 : Sau khi phân tách xong thì đem đi làm khô các dải PE, PU… sau đó cắt các dải thành từng hạt để đảm bảo độ bền.
Bước 7 : Kéo sợi : Các hạt nhỏ sau khi cắt tiếp tục được đem đi đun nóng ở nhiệt độ cao từu 260 đến 370 độ C để tạo thành hỗn sợi hơi dẻo sệt, Rồi tiếp tục đem các hạt nhỏ đi phun để tạo sự kết dính với nhau.
Bước 8 : Kéo phần hỗn hợ thành dạng sợi rồi cuốn vào ống để chờ đem đi dệt.
Những chất liệu vải sợi tổng hợp được sử dụng nhiều nhất trên thị trường
Cùng xưởng may Hadahi Uniform điểm qua các loại vải tổng hợp thông dụng nhất hiện nay:
PE - Vải sợi tổng hợp Polyester
Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ than đá, khí đốt, dầu mỏ,… PE có cấu tạo đặc trưng từ thành phần ethylene (có nguồn gốc từ dầu mỏ). Quá trình chuyển đổi tạo ra polyester hoàn chỉnh gọi là quá trình trùng hợp. Hiện tại có 4 dạng sợi Polyester cơ bản là xơ, sợi thô, sợi filament và sợi fiberfill.
Ưu điểm: Độ bền vô cùng cao, không bị phá hủy bởi nấm mốc. Vải bền với nhiệt độ cao và ánh sáng trực tiếp. Độ định hình cao, không chảy xệ, co rút giúp quần áo giữa form tốt nhất, thậm chí không mất đi sau giặt. Polyester có khả năng hấp thụ thấp nên chống bụi bẩn khá tốt, vải PE chống nhăn, chống kéo giãn, dễ Nhược điểm: Không thoáng khí, hút ẩm kém, mặc nóng.
Cách nhận biết: Bề mặt vải bóng, vải cháy chậm khi đốt, có mùi nhựa cháy, không có trong, vải cháy xong vón cục và không vỡ.
Ứng dụng: Ứng dụng nhiều trong may đồng phục nam nữ, bền đẹp, giữ nếp chuẩn, tuy nhiên do hút ẩm kém nên vải không mang đến cảm giác mát mẻ. Do đó mà chúng được pha với cotton để may trang phục hơn là dùng PE đơn thuần. PE hiện là chất liệu hoàn hảo may những sản phẩm chống bụi, chống nước, chống cháy như gối ôm, chăn mền, áo khoác và túi ngủ.
Bảo quản: Là với nhiệt độ thấp <170 độ C, giặt thường bằng xà phòng với nước ấm dưới 40 độ C.
Tìm hiểu kỹ hơn về loại vãi polyester
Vải sợi CA - Acetate
Nguồn gốc: Những nguyên liệu có hàm lượng cellulose cao như các loại tre, gỗ, nứa…
Ưu điểm: Vải mềm mịn như lụa thiên nhiên nên Acetate còn được gọi là lụa nhân tạo. Chất liệu vải ít nhăn, ít trương nở, ít thấm nước và dễ chăm sóc.
Nhược điểm: Độ bền kém, dễ bị phá hủy bởi acid, nhất là acid vô cơ như kiềm, Sulfuric acid…
Cách nhận biết: Vải có bề mặt mềm mại, ít tro tàn khi đốt, tàn vón cục và bóp không vỡ.
Ứng dụng: Chủ yếu may áo sơ mi đồng phục, áo đầm, vải may cà vạt, vải lót…
Bảo quản: Hạn chế dùng chất tẩy rửa, nên giặt với nước ấm và ưu tiên ủi mặt trong lúc còn ẩm.
Nylon - Vải dệt từ sợi tổng hợp PA (Polyamid)
Nguồn gốc: Nguồn gốc ban đầu từ khí đốt, than đá, dầu mỏ, hóa dầu…
Ưu điểm: Trọng lượng nhẹ, độ bền cao, khó bắt bụi, độ đàn hồi tương đối tốt, ít nhàu nát và phơi mau khô.
Nhược điểm: Hút ẩm tương đối kém chỉ 4,5%, khó thoát khí, thoát hơi, mặc vào mùa hè sẽ bị bí hơi. Vải dễ bị ố vàng và giòn sau thời gian sử dụng. Đặc biệt là thường xuyên phơi dưới ánh nắng, vải chịu nhiệt kém, dễ bị có nên ủi ở nhiệt độ cao.
Cách nhận biết: Sợi dệt đều, bề mặt bóng loáng, khi đốt xơ chảy nhựa nhập hổ phách, khi cứng thì nguội và bóp không vỡ.
Ứng dụng: Dùng may áo jacket, áo lót.
Bảo quản: Là ở nhiệt độ thấp dưới 120 độ C, giặt thường bằng xà phòng và nước ấm không quá 40 độ C. Chú ý phơi trong bóng râm.
Đặc điểm của các loại vải sợi tổng hợp Vải polyester
Mặc dù các sợi tổng hợp được tạo ra bằng cách sử dụng các hợp chất hóa học, tuy nhiên, công nghệ sản xuất của chúng đã được cải tiến để giảm thiểu tác động đến môi trường và làm giảm khả năng gây ô nhiễm.
Ưu điểm vải sợi tổng hợp
Có trọng lượng tương đối nhẹ, khó bám bụi.
Có độ bền cao, ít nhăn, ít nhàu nát và có độ đàn hồi tốt.
Nhanh khô.
Nhược điểm vải sợi tổng hợp
Khả năng thấm hút tương đối kém.
Sợi vải dễ bị ố vàng.
Khó thoát khi tạo cảm giác bí bách, nóng nực.
Khả năng chịu nhiệt kém, dễ co rút, hạn chế ủi ở nhiệt độ cao >150oC.
So sánh vải tổng hợp và các loại vải sợi tự nhiên
Vải tổng hợp là kết quả của quá trình nghiên cứu tạo ra các chất liệu mới hỗ trợ cho ngành may. Đặc biệt, sợi tổng hợp độ bền cao hơn so với sợi tự nhiên như cotton hay sợi lanh, cũng như có khả năng tốt trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt hơn. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại về loại sợi này chính là tác động của chúng đối với môi trường do vải khó phân hủy tự nhiên và gây ô nhiễm môi trường.
Ứng dụng vải sợi tổng hợp
Vải sợi tổng hợp có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt bổ trợ đắc lực cho các ngành công nghệ dệt may lớn của Việt Nam, trong đó phổ biến nhất là những ứng dụng như:
Sử dụng làm vải may đồng phục lao động, dây thừng, lưới đánh bắt cá.
Sử dụng may áo lót, dệt bít tất, chỉ may, vải dệt kim.
Sản xuất áo thun đồng phục, chăn gối và túi ngủ.
Một số câu hỏi thường gặp
Như vậy, chúng mình đã cung cấp những thông tin bổ ích giúp bạn hiểu hơn về vải sợi tổng hợp là gì? Ưu, nhược điểm cũng như các thông tin xoay quanh chất liệu vải may thông dụng nhất này. Liên hệ Hadahi Uniform để được giải đáp thông tin về các chất liệu vải may đồng phục ngay hôm nay nhé!
Tham khảo một số loại vải may áo thun đồng phục
Nếu bạn đang khó khăn trong việc chọn lựa những mẫu đồng phục cho chính mình thì hãy liên hệ với Hadahi Uniform của chúng mình ngay nhé. Mỗi khách hàng chúng mình đều xem như những người bạn, để từ đó đưa ra được những giải pháp tối ưu và hoàn thiện nhất cho bạn.
HADAHI UNIFORM - "Đẳng cấp đồng phục đẹp"
-------------------------------
Hãy liên hệ với HADAHI Uniform ngay để có được những chiếc đồng phục đẹp nhất bạn nhé !
Văn phòng: 465/7 Phan Văn Trị, Phường 5, Quận Gò Vấp, TP. HCM.
Điện thoại: 0818 717 778
Email: contact@hadahi.vn
Fanpage: HADAHI UNIFORM